Tin tức

“Thời điểm vàng” của ngành hàng lúa gạo

Thời gian vừa qua, giá lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường do tác động bởi lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số nước; hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực, ngũ cốc tại nhiều khu vực… đã và đang tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu gạo của Việt Nam. Lúa Hè thu sắp thu hoạch được thương lái thu mua lúc này với giá khá cao. Đảm bảo an ninh lương thực Thời gian gần đây, tại một số địa phương có hiện tượng thương lái mua gom lúa, gạo ồ ạt đã đẩy giá lúa, gạo lên cao. Đặc biệt tại nhiều vùng lúa Hè thu sắp thu hoạch hiện nay gần như giá lúa tăng lên hàng ngày. Anh Nguyễn Trung Kiên, ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, cho biết: “Năm nay, giá lúa biến động rất bất ngờ. Cách nay khoảng 10 ngày, tôi lấy tiền cọc từ thương lái với giá 7.600 đồng/kg lúa OM 18 cho 4ha lúa của gia đình thì nay giá đã lên trên 8.000 đồng/kg. Còn đối với những hộ thu hoạch lúa trong tháng 7 thì bán với giá chỉ từ 6.000-7.000 đồng/kg. Với giá hiện tại, dù vụ Hè thu năng suất lúa không cao nhưng nông dân thu hoạch vào thời điểm này vẫn có lợi nhuận khá”. Thị trường xuất khẩu gạo khởi sắc, nông dân trồng lúa càng thêm phấn khởi. Theo anh Kiên, hiện nay thương lái (cò lúa) vẫn tăng cường tìm mua lúa Hè thu sắp thu hoạch với giá cao, thậm chí đưa tiền cọc lúa Thu đông ở một số địa phương, dù lúa mới trong giai đoạn

Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều hành xuất khẩu gạo

Hoàn thiện thể chế; Phát triển thị trường; tăng cường kiểm tra kiểm soát… là những giải pháp Bộ Công Thương đang triển khai để điều hành xuất khẩu gạo. Thị trường toàn cầu diễn biến phức tạp Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, thời gian qua, tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường do tác động bởi nhiều yếu tố như lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số nước (Ấn Độ, UAE, Nga); hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực, ngũ cốc tại nhiều khu vực; diễn biến địa chính trị còn diễn biến phức tạp (Nga tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen)… Điều này đã tác động mạnh đến nguồn cung sản lượng gạo toàn cầu, làm quan ngại về các vấn đề an ninh lương thực thế giới cũng như ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia khi tình trạng lạm phát chưa được cải thiện. Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều hành xuất khẩu gạo Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 6,07 tấn/ha, sản lượng đạt trên 43,1 triệu tấn, tăng 452.000 tấn so với năm 2022. Với sản lượng lúa dự kiến như trên, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023. Trong 7 tháng đầu năm 2023, cả nước đã xuất khẩu 4,83 triệu tấn, còn khoảng 2,67 triệu tấn cho xuất khẩu trong 5 tháng còn lại của năm 2023. Là

“Thời điểm vàng” của ngành hàng lúa gạo

Thời gian vừa qua, giá lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường do tác động bởi lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số nước; hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực, ngũ cốc tại nhiều khu vực… đã và đang tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu gạo của Việt Nam. Lúa Hè thu sắp thu hoạch được thương lái thu mua lúc này với giá khá cao. Đảm bảo an ninh lương thực Thời gian gần đây, tại một số địa phương có hiện tượng thương lái mua gom lúa, gạo ồ ạt đã đẩy giá lúa, gạo lên cao. Đặc biệt tại nhiều vùng lúa Hè thu sắp thu hoạch hiện nay gần như giá lúa tăng lên hàng ngày. Anh Nguyễn Trung Kiên, ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, cho biết: “Năm nay, giá lúa biến động rất bất ngờ. Cách nay khoảng 10 ngày, tôi lấy tiền cọc từ thương lái với giá 7.600 đồng/kg lúa OM 18 cho 4ha lúa của gia đình thì nay giá đã lên trên 8.000 đồng/kg. Còn đối với những hộ thu hoạch lúa trong tháng 7 thì bán với giá chỉ từ 6.000-7.000 đồng/kg. Với giá hiện tại, dù vụ Hè thu năng suất lúa không cao nhưng nông dân thu hoạch vào thời điểm này vẫn có lợi nhuận khá”. Thị trường xuất khẩu gạo khởi sắc, nông dân trồng lúa càng thêm phấn khởi. Theo anh Kiên, hiện nay thương lái (cò lúa) vẫn tăng cường tìm mua lúa Hè thu sắp thu hoạch với giá cao, thậm chí đưa tiền cọc lúa Thu đông ở một số địa phương, dù lúa mới trong giai đoạn

TỔNG KẾT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

Tình hình xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 phát ra những tín hiệu tích cực khi tổng lượng xuất khẩu tăng 20,95% và tổng lượng kim ngạch tăng đáng kể 31,62% so với cùng kỳ năm 2022. Bảng xuất khẩu theo tháng: Lượng: ngàn tấn; kim ngạch: triệu USD Nguồn: Số liệu xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022 theo trang luagaoviet.com Tính từ đầu năm đến hết ngày 30/06/2023, Công ty Cổ Phần Lương Thực Mekong đã có những nổ lực mạnh mẽ tiến vào top 6 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất sang các thị trường quốc tế. Doanh nghiệp có mức tăng trưởng ấn tượng với 351% so với cùng kì năm ngoái. Nguồn: Số liệu nội bộ doanh nghiệp    Tổng lượng gạo xuất khẩu của Công ty CP Lương Thực Mekong trong nửa đầu năm 2023 chiếm 5% trên tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Công ty hiện đang tập trung xuất khẩu gạo chủ yếu sang các thị trường lớn lần lượt là Philippines và một số quốc gia Châu Phi… Doanh nghiệp ưu tiên xuất khẩu các loại gạo chủ lực như gạo 5% tấm, gạo đài thơm, OM5451…vốn được ưa chuộng tiêu thụ tại thị trường các nước nhập khẩu. Trong kế hoạch phát triển ngắn hạn 1 năm sắp tới, công ty hướng tới mở rộng thị trường sang Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác.

Khai trương Nhà máy Gạo – chi nhánh tại Lai Vung Đồng Tháp

Công ty Cổ phần Lương Thực Mekong khánh thành nhà máy gạo chất lượng cao tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, trở thành nhà máy sản xuất gạo đầu tiên của Mekong Food tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Với mục đích nâng cao chất lượng gạo thành phẩm, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh và góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp miền Nam. Nhà máy sẽ bắt đầu sản xuất gạo, từ ngày 18 tháng 07 năm 2023. Trong tương lai, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ tiếp tục được thành lập với mục tiêu đưa nhà máy này trở thành nhà máy hợp nhất các quy trình phát triển, sản xuất, bán hàng. Nhà máy mới được xây dựng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp có tổng diện tích mặt bằng là 6.000m2 với sức chứa lên đến 15.000 tấn và có thể được mở rộng trong tương lai. Với vốn đầu tư khoảng 5 triệu USD, nhà máy dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với gạo thành phẩm chất lượng cao cho thị trường Việt Nam. Dự kiến nhà máy có năng suất khoảng 1.000 tấn/ngày. Các sản phẩm gạo thành phẩm đã sản xuất không chỉ được kinh doanh ở thị trường Việt Nam mà còn được xuất khẩu sang khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi. Tính đến nửa đầu năm 2023, Mekong đang là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu tại Việt Nam. Việc vận hành nhà máy gạo mới tại Đồng Tháp giúp công ty xây dựng chuỗi cung ứng nhanh hơn, kiểm soát chất lượng gạo thành phẩm, tiết kiệm nhiều chi phí gia công và giảm mức

Khai trương Nhà máy Nếp – chi nhánh tại An Giang

Ngày 31/01/2023, chi nhánh Công ty CP Lương Thực Mekong tại An Giang đã tổ chức Lễ khai trương nhà máy nếp tại Ấp Hưng Mỹ, Xã Phú Hưng, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang. Nhà máy nếp Phú Tân được hoàn thành và đi vào hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đáp ứng đầy đủ, kịp thời và tối đa sản lượng để phục vụ tiêu thụ nội địa và hoạt động xuất khẩu.